Thu hồi dự án treo để không làm lãng phí đất 

Thu hồi dự án treo trên địa bàn TP.HCM để không làm lãng phí đất siết lại công tác quản lý nhà đất trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Đây là động thái rất hợp lòng dân, đồng thời là hồi chuông cảnh báo các nhà đầu tư không đủ năng lực nhưng cố tình “ôm” dự án chờ thời cơ.

»  Xem thêm: Khu đô thị Tây Bắc điểm vàng bất động sản 2019

Thu hồi dự án treo để không làm lãng phí đất 
Thu hồi dự án treo để không làm lãng phí đất

Dự án Khu phức hợp Đầm Sen – Quận 11:

Ông Nguyễn Văn Hoàng – hộ bị ảnh hưởng bởi Dự án cho biết:

Gia đình ông và nhiều hộ dân khác đã chịu cảnh sống trong những căn nhà xập xệ, xuống cấp nhưng không được phép sửa chữa hay xây mới bởi nằm trong dự án “treo” hơn 35 năm.

Theo ông Hoàng, TP Hồ Chí Minh thu hồi dự án trên khiến người dân phấn khởi.

UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về xử lý điều chỉnh, hủy bỏ và thu hồi quyết định các dự án cần thu hồi đất do không triển khai thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện với 180 dự án trên địa bàn có tổng diện tích gần 1.100ha.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết:

Theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2015-2018, trên địa bàn thành phố có 2.822 dự án, trong đó có 180 dự án chậm triển khai, gần 600 dự án đã thực hiện xong, số còn lại đang thực hiện.

Theo ông Thắng, những dự án được đưa vào kế hoạch sử dụng đất 3 năm mà hiện nằm “bất động” thì phải thu hồi để đấu giá tìm nhà đầu tư khác có năng lực hoặc điều chỉnh quy hoạch, công năng phục vụ cộng đồng.

Dự án Khu phức hợp Đầm Sen - Quận 11
Dự án Khu phức hợp Đầm Sen – Quận 11

Dự án nằm trong khu ” đất vàng”:

Trong số các dự án bị thu hồi có nhiều dự án nằm ở vị trí đắc địa được gọi là “đất vàng” như: Trung tâm thương mại – mua sắm và cao ốc văn phòng số 164, Đồng Khởi (quận 1); Khu tam giác Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học – Phạm Ngũ Lão (quận 1);…

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường:

Các dự án trên không triển khai được chủ yếu do các nguyên nhân: Chưa tìm được nhà đầu tư; không có khả năng thực hiện do thiếu vốn, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.

Chủ đầu tư không có năng lực hoặc thiếu nguồn lực, vốn, kinh nghiệm triển khai…

Với góc nhìn của chuyên gia, Tiến sĩ kinh tế học đô thị và chính sách công Huỳnh Thế Du cho rằng:

Để tránh trường hợp những dự án mới tiếp tục bị “treo”, trước khi phê duyệt, cần tính toán các nguồn lực kinh tế cũng như phương thức lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực thẩm định, đánh giá dự án của cơ quan nhà nước, còn đối với chủ đầu tư phải ký quỹ theo tổng mức đầu tư dự án mới được chấp thuận đầu tư.

Góc nhìn chuyên gia: Đất vàng bỏ hoang gây lãng phí, sau thu hồi nên làm gì?
Góc nhìn chuyên gia: Đất vàng bỏ hoang gây lãng phí, sau thu hồi nên làm gì?

Theo UBND TP Hồ Chí Minh:

Thời gian tới thành phố tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực chủ đầu tư nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án.

Ngược lại, đối với các dự án chậm triển khai do thủ tục hành chính, các sở, ngành phải khẩn trương rà soát, hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết:

Bên cạnh việc thu hồi dự án chậm triển khai, thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy các dự án lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố như Dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh), Dự án Công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi), Dự án Cải tạo rạch Xuyên Tâm…

“Thành phố sẽ vận dụng tối đa cơ chế đặc thù từ Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội để tháo gỡ các dự án chưa triển khai nhưng không thể thu hồi trên địa bàn”, ông Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh.

Theo: http://hanoimoi.com.vn

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời