Ngừng cấp phép dự án nhà ở mới tại quận 1 và 3

Ngừng cấp phép dự án nhà ở mới tại hai quận 1 và 3, ngoài ra TP.HCM sẽ ưu tiên lựa chọn và công nhận chủ đầu tư để tháo dỡ trước năm 2020 đối với 4 chung cư cũ hư hỏng nặng, nguy hiểm và triển khai xây dựng chung cư mới.

»  Xem thêm: Đề xuất hủy bỏ dự án quá 3 năm không triển khai

Ngừng cấp phép dự án nhà ở mới tại quận 1 và 3
Ngừng cấp phép dự án nhà ở mới tại quận 1 và 3

Ban hành quyết định kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM:

Phó Chủ tịch UBND TPHCM vừa ký ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2016-2020.

Nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở của Chương trình phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2016-2025 đã được HĐND Thành phố thông qua.

Kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM
Kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM

Đối với khu vực trung tâm hiện hữu:

Đối với khu vực trung tâm hiện hữu gồm Quận 1, Quận 3, sẽ phát triển nhà ở có kiểm soát đến năm 2020.

Không chấp thuận chủ trương, công nhận chủ đầu tư đối với các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở.

Trường hợp các dự án nhà ở đã được công nhận, chủ đầu tư tiếp tục thực hiện đầy đủ các thủ tục để đủ điều kiện khởi công.

Cũng tại khu vực trung tâm, Thành phố ưu tiên lựa chọn và công nhận chủ đầu tư để tháo dỡ trước năm 2020 đối với 4 chung cư cũ hư hỏng nặng, nguy hiểm và triển khai xây dựng  chung cư mới.

Khu vực nội thành hiện hữu:

Khu vực này gồm 11 quận: 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, tập trung hoàn thiện các dự án dở dang.

Hạn chế phát triển các dự án nhà ở mới nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.

Chỉ xem xét, thuận chủ trương để triển khai thực hiện các dự án nhà ở mới khi đã có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.

Đối với khu vực nội thành phát triển:

Khu vực này gồm 6 quận: 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức: Tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; ưu tiên phát triển các dự án nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn, hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng.

Hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án nhà ở mới khi chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng phù hợp và đảm bảo theo quy định.

Khu vực huyện ngoại thành:

Bao gồm các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ: Tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai.

Ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính; phát triển các khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh.

Thay thế 50% chung cư xây dựng trước năm 1975:

Theo kế hoạch, TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện việc di dời các hộ dân sống ở trên và ven kênh rạch, nâng cấp các khu dân cư hiện hữu.

Tiếp tục xây dựng, phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư đồng bộ, văn minh, hiện đại; đầu tư xây dựng, phát triển các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu của thị trường về nhà ở, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội.

Thay thế các chung cư xây dựng trước năm 1975
Thay thế các chung cư xây dựng trước năm 1975

Đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội:

Đặc biệt, TPHCM tiếp tục phát triển, đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NOXH); cải tạo, sửa chữa hoặc đầu tư xây dựng mới thay thế 50% tổng số 474 chung cư xây dựng trước năm 1975.

Tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm tối thiểu sẽ là 40 triệu m2 sàn, trong đó nhà ở chung cư tăng thêm tối thiểu 7,85 triệu m2 sàn.  Đáng chú ý, NOXH tăng thêm khoảng 2,2 triệu m2 sàn xây dựng.

TPHCM cũng nâng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2020 tối thiểu là 19,8 m2, trong đó ở khu vực đô thị (bao gồm 19 quận) là 16,3 m2/người và khu vực nông thôn (5 huyện) là 20,9 m2/người.

Đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội
Đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội

Xóa dự án sau 3 năm chưa triển khai:

Hủy bỏ các dự án đã quá 3 năm nhưng không thực hiện:

Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, UBND TPHCM vừa chỉ đạo Sở TN&MT tham mưu việc điều chỉnh, hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã quá 3 năm nhưng không thực hiện.

Đề xuất xử lý các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa triển khai thực hiện, nhất là các dự án, công trình trọng điểm và các trường hợp có quyết định thu hồi đất trước ngày 1/7/2014.

Bãi bỏ, điều chỉnh các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền:

Thành phố cũng yêu cầu bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đầu tư, đất đai; tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4…

UBND các quận, huyện tăng cường quản lý và ngăn chặn hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc sử dụng đất sai mục đích; giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết…

Lập danh sách và đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp:

Các quận, huyện sẽ lập danh sách và đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; kiên quyết xử lý những trường hợp cho thuê, cho mượn trái phép, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, không lập hồ sơ cho thuê đất công ích hoặc hồ sơ không đầy đủ, rõ ràng, không thực hiện đăng ký đất đai…

UBND TPHCM cũng yêu cầu Thanh tra Thành phố tăng cường thanh tra trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đề xuất xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền…

Xóa bỏ những dự án không triển khai
Xóa bỏ những dự án không triển khai

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời