Nghề đan giỏ trạc huyện Hóc Môn

Nghề đan giỏ trạc tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Vốn là một ngành nghề cha truyền con nối được hình thành từ hơn 50 năm nay.

»  Xem thêm: Chợ bắp ngã ba Bầu – Chợ bắp lớn nhất Sài Gòn

Nghề đan giỏ trạc huyện Hóc Môn
Nghề đan giỏ trạc huyện Hóc Môn

Nghề đan giỏ trạc huyện Hóc Môn:

Giỏ trạc là một sản phẩm thủ công có tính thẩm mỹ không cao, trước đây được sử dụng rất nhiều trong việc chứa đựng các loại nông sản, thủy sản như trái cây, rau quả, cá,…
Từ khi ngành sản xuất bao bì nhựa phát triển, nhu cầu đối với những chiếc giỏ trạc bình dị không còn được như trước, ngành nghề đan giỏ trạc theo đó cũng gặp nhiều khó khăn và dần bị mai một.
Nghề đan giỏ trạc tại huyện Hóc Mônvốn là một ngành nghề cha truyền con nối được hình thành từ hơn 50 năm nay, nhưng nghề đan giỏ trạc đang dần bị thu hẹp. Hiện nay, xã Xuân Thới Sơn chỉ còn khoảng 250 hộ còn theo nghề. Mỗi hộ chỉ có 1-2 người tận dụng thời gian nhàn rỗi đan giỏ để kiếm thêm thu nhập, những hộ chuyên làm nghề này rất ít.

Đôi nét về nghề đan giỏ trạc:

Đến với xã Xuân Thới Sơn, dọc theo các con đường ngõ xóm tại ấp 1, ấp 3, sẽ không khó để thấy hình ảnh những cụ ông tay thoăn thoắt chẻ nang, những cụ bà cặm cụi đan giỏ.
Nhìn chiếc giỏ trạc đơn sơ, ai cũng nghĩ quá trình làm ra nó rất đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu là cây trúc và một ít cây nứa hoặc cây mun để làm vành.
Một chiếc giỏ trạc hình thành phải qua 7 công đoạn: chẻ nang – lách nang – gày – khoanh lên – đương – vô vành – xỏ miệng. Với những từ “chuyên môn” ấy, những ai không làm trong nghề khó có thể hình dung và mô tả được.
Công đoạn chẻ nang
Công đoạn chẻ nang
Vào thăm gia đình anh Sáng – chị Trang, một trong những gia đình chuyên làm nghề đan giỏ trạc hiếm hoi còn lại tại xã, mới biết quá trình làm kì công là thế nhưng giá thành của sản phẩm rất thấp.
Chị Trang cho biết: “Giá cả tùy từng loại, loại lớn thì 30.000 – 32.000 đồng/cái, loại nhỏ nhất thì 4.000 – 5.000 đồng/cái nhưng số lượng giỏ lớn làm không nhiều, chỉ khi có người đặt mới làm”.

Bảo tồn và phát triển nghề đan giỏ trạc:

Nghề đan giỏ trạc có tính thẩm mỹ không cao nhưng là ngành nghề truyền thống của xã, đã góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ và người già.
Vì vậy, đây là ngành nghề cần được bảo tồn và phát triển. Xác định rõ vai trò, giá trị của ngành nghề này, ngày 17 tháng 7 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 3891/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó giao Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn xây dựng và triển khai dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đan giỏ trạc tại xã Xuân Thới Sơn, hy vọng đây sẽ là cơ sở tạo đà phát triển cho ngành nghề này, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của nghề đan giỏ trạc.
Đan giỏ trạc
Đan giỏ trạc

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời