Nghề chế tác mỹ nghệ tại huyện Hóc Môn

Nghề chế tác mỹ nghệ từ xương, sừng, móng tại xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn đã tạo công ăn, việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương và giúp biết bao gia đình vượt qua cảnh khó khăn vươn lên khá và giàu. 

»  Xem thêm: Nghề đan giỏ trạc huyện Hóc Môn

Nghề chế tác mỹ nghệ tại huyện Hóc Môn
Nghề chế tác mỹ nghệ tại huyện Hóc Môn

Đôi nét về làng nghề chế tác mỹ nghệ tại huyện Hóc Môn:

Cách đây 15 năm, vợ chồng anh Vinh, chị Duyên từ Bình Lục, tỉnh Hà Nam vào TP Hồ Chí Minh đi giúp việc cho một xưởng ngà sừng ở huyện Hóc Môn. Sau hai năm đổi công học nghề, đôi vợ chồng trẻ thuê một mảnh đất nhỏ ở xã Trung Chánh vừa ở, vừa làm nghề.

Ban đầu chỉ là chế tác xương, sừng làm lược, trâm cài đầu, bông tai… Không ngờ, hàng rất được chuộng, nhất là du khách nước ngoài.

Rồi có nhiều người đặt hàng mỹ nghệ sừng theo yêu cầu, những đại lý hàng thủ công mỹ nghệ chợ Bến Thành, An Đông cũng trở thành mối của chị Duyên.

Tác phẩm mỹ nghệ sừng
Tác phẩm mỹ nghệ sừng

Anh Nguyễn Văn Tính ở ấp Mới 2, người có 18 năm trong nghề cho biết, để tìm được nguyên liệu sừng móng vừa ý, anh phải xuống tận các lò ở Biên Hòa, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang để tìm hàng. Chất liệu càng đẹp thì sản phẩm càng có giá trị. Trung bình một bộ sừng thành phẩm tùy kích cỡ, có giá từ 20 triệu đến 100 triệu đồng.

Có thâm niên hơn hai mươi năm làm nghề, chị Đỗ Thị Kim Chung nhớ lại, những năm 90 của thế kỷ 20, chị cũng hoang mang khi thấy nhiều người bỏ nghề, nhưng gia đình chị vẫn quyết tìm một hướng đi mới.

Ngày ấy, sừng, móng chủ yếu làm lược chải đầu, trâm cài tóc…, chị mạnh dạn đầu tư sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ Acrylic phục vụ nhu cầu làm đẹp như: vòng đeo tay, bông tai, kẹp tóc…; các công cụ cho nghề trang điểm như: chụp máy sấy tóc; đến mặt hàng trang trí nội thất: chụp đèn, bảng quảng cáo…

Làm ăn có uy tín, chị ký được những hợp đồng dài hạn với các công ty mỹ nghệ lớn ở Thủ Đức, Bình Dương, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Vòng đeo tay mặt hàng mỹ nghệ làm đẹp
Vòng đeo tay mặt hàng mỹ nghệ làm đẹp

Nghề chế tác mỹ nghệ:

Theo các nghệ nhân, nghề xương, sừng, móng này có từ trước năm 1975, do những người di cư từ miền bắc đưa vào. Lúc đó, nhà nào cũng làm sừng, hàng làm không kịp giao.

Sản phẩm từ xương, sừng móng ở làng nghề này không thiếu thứ gì, từ những mặt hàng mỹ nghệ, đồ trang trí cao cấp cho đến đôi đũa, quân cờ tướng, mũ chụp đèn hay chiếc trâm, lược…

Nghề chế tác mỹ nghệ
Nghề chế tác mỹ nghệ

Nguyên liệu dùng chế tác sản phẩm mỹ nghệ:

Nguyên liệu chủ yếu là từ xương ống, sừng, móng trâu, bò; đôi khi thêm vỏ sò, ốc. Việc chế tác sừng cũng lắm công phu. Sừng, móng tươi thu mua về phải phơi khoảng một tuần cho khô. Sau đó, luộc nguyên liệu thô trong dầu sôi cho mềm, đưa vào máy ép thủy lực, cán thành những miếng sừng mỏng. Ngày trước, khi chưa có máy ép, người thợ phải dùng vồ gỗ nặng vài chục ký đập cho phẳng, hao tốn rất nhiều công sức.

Công đoạn chế tác sản phẩm mỹ nghệ:

Để làm ra một mặt hàng, phải qua ít nhất 30 công đoạn, từ cắt phân đoạn, luộc, ép, đến réo thành khuôn, chà nhám, điêu khắc, đánh bóng… Mỗi công đoạn, đòi hỏi người thợ phải khéo tay, tinh mắt, chỉ cần một sơ suất nhỏ là sản phẩm bị lỗi phải bỏ đi.

Công đoạn chế tác các sản phẩm mỹ nghệ
Công đoạn chế tác các sản phẩm mỹ nghệ

 

Bảo tồn và phát triển làng nghề chế tác mỹ nghệ tại Hóc Môn:

Một thời hoàng kim là thế. Vậy mà hiện nay, số lượng người còn gắn bó với nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Chánh Đinh Thị Thanh Tâm bộc bạch: “Đây là nghề cha truyền con nối, chỉ những người yêu nghề mới làm. Mặt khác, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần phải gắn với phát triển du lịch sinh thái, cách tiếp thị sản phẩm…

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời