Gỡ vướng quy hoạch cho người dân

Gỡ vướng quy hoạch cho người dân để không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và tránh gây lãng phí nguồn lực đất đai.

UBND TPHCM đang xem xét về việc tạo điều kiện cho người dân ở nơi quy hoạch được chuyển mục đích sử dụng đất để tháo gỡ vướng mắc trước mắt, đồng thời đảm bảo quyền lợi về sau.

»  Xem thêm: Đất nền Tây Bắc hốt bạc dịp cuối năm

Gỡ vướng quy hoạch cho người dân
Gỡ vướng quy hoạch cho người dân

Sống mòn ở các dự án “treo”:

Đường vào dự án mở rộng khu lâm trại Suối Tiên là con đường đất ngoằn ngoèo, cây cối rậm rạp, âm u trong các khu phố 1, 4 và 5 phường Tân Phú (quận 9).

Nơi đây có nhiều căn nhà hoang tàn, xuống cấp vì nhiều năm qua không được sửa sang, xây mới.

Ông Trần Văn Giêng (63 tuổi) cho biết:

Gia đình ông có trên 30.000m2 nằm trong diện bị thu hồi. Trước đây, ông Giêng và người dân có trồng lúa, hoa màu.

Từ khi có thông tin quy hoạch, các gia đình chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc bỏ hoang đất trống.

Cách nhà ông Giêng không xa, căn nhà của bà Lê Kim En (207/19/8 đường Số 207, khu phố 1) cũng rất tạm bợ, nhếch nhác.

Bà En bức xúc cho biết, từ đường vào nhà bà phải vượt qua con kênh có tên là Suối Tiên, trước đây có nước rất trong, nhưng nhiều năm trở lại đây nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối.

Do nơi đây đang nằm trong khu quy hoạch nên không có hoạt động duy tu, nạo vét hoặc có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho kênh. Vì thế, người dân phải mòn mỏi sống trong những căn nhà ẩm thấp, không gian ô nhiễm…

Điều mong mỏi lớn nhất của ông Giêng, bà En và những người dân khác là tiến hành nhanh việc thỏa thuận, bồi thường cho người dân, còn không thì phải xem xét thu hồi, hủy bỏ dự án.

“Tháng 11-2016, UBND TPHCM đã có quyết định gia hạn lần 3 (Quyết định số 6499) cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Ngày 31-12-2018 là hạn cuối cùng của quyết định này, chủ đầu tư vẫn không thỏa thuận, bồi thường được cho người dân thì thành phố cần thu hồi, hủy bỏ dự án để người dân thoát khổ”, ông Giêng đề nghị.

Ông Trần Văn Giêng (ngồi) bên căn nhà dột nát vì vướng dự án “treo”
Ông Trần Văn Giêng (ngồi) bên căn nhà dột nát vì vướng dự án “treo”

Dự án treo trên địa bàn:

Dự án mở rộng khu lâm trại Suối Tiên:

Dự án này được phê duyệt cách đây hơn 15 năm. Quyết định thu hồi gần 483.000m2 đất ở phường Tân Phú và cho Công ty cổ phần Văn hóa Du lịch Suối Tiên (trước đây là Công ty TNHH Lâm sản Mỹ nghệ Suối Tiên) thuê 50 năm để mở rộng khu vui chơi.

Dự án khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B quận 2:

Dự án này đã được UBND TPHCM có quyết định thu hồi 120ha đất, giao Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong giải phóng mặt bằng để đầu tư khu dân cư.

Song đến nay đã gần 15 năm kể từ ngày có quyết định, nơi đây vẫn là bãi đất trống mênh mông.

Dự án khu nhà ở Thanh Niên xã Phước Lộc huyện Nhà Bè:

Dự án khu nhà ở Thanh Niên (Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thanh Niên làm chủ đầu tư) rộng 35ha đã được triển khai từ đầu năm 2001, nhưng đến nay vẫn vướng mặt bằng.

Tính chung, trên địa bàn huyện Nhà Bè hiện có 85 dự án còn hiệu lực triển khai, trong đó có 26 dự án chưa khởi công, 28 dự án đang bồi thường, giải tỏa, san lấp mặt bằng…

Trong số này, nhiều dự án đã bồi thường được 80% – 90% nhưng chưa thể triển khai.

Dự án khu nhà ở Thanh Niên xã Phước Lộc huyện Nhà Bè:
Dự án khu nhà ở Thanh Niên xã Phước Lộc huyện Nhà Bè:

Giải pháp nhiều nhưng vẫn thiếu:

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM (TN-MT) cho biết:

Các dự án phục vụ phát triển thành phố nhưng phải đảm bảo quyền lợi của người dân.

Do đó, trong thời gian qua, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai (đã thu hồi chủ trương đối với gần 550 dự án chậm triển khai thực hiện).

Mới đây, Sở TN-MT tiếp tục phối hợp với các quận/huyện rà soát hơn 2.800 dự án. Trong số này có 1.500 dự án đang triển khai thực hiện (600 dự án đã hoàn thành) và 180 dự án chậm triển khai thực hiện. Sở TN-MT đã đề xuất UBND TPHCM thu hồi chủ trương đối với 180 dự án này.

Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Toàn Thắng phân tích:

Một trong những vướng mắc đối với các dự án có thu hồi đất là giá bồi thường. Đây là điều người dân đặc biệt quan tâm.

Đối với 214 dự án (gần 5.520 hộ dân bị ảnh hưởng) thực hiện bồi thường theo cơ chế, chính sách mới nhất (Quyết định 28 ngày 9-8-2018 của UBND TPHCM về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn) hiện vẫn gặp vướng mắc đã nêu. Người dân cũng đề nghị thành phố có thêm cơ chế hỗ trợ đặc thù cho họ khi thực hiện thu hồi đất.

Đối với các quy hoạch chưa có dự án, chưa có chủ đầu tư ông Nguyễn Toàn Thắng khẳng định:

Theo Luật Đất đai, đất chưa đưa vào kế hoạch, chưa có thông báo thu hồi đất thì người dân được thực hiện quyền của mình.

“Quy định này phải được nghiêm túc thực hiện nên Sở TN-MT vừa báo UBND TP về vấn đề này”, ông Nguyễn Toàn Thắng thông tin.

Theo đó, những trường hợp nào chưa đưa vào kế hoạch, chưa có thông báo thu hồi đất thì người dân thực hiện các quyền của mình, gồm mua bán, tách thửa, tặng cho, góp vốn…

Đối với điều người dân đặc biệt quan tâm là chuyển đổi mục đích sử dụng đất (để từ đó có thể xây dựng nhà ở), theo Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Toàn Thắng, việc chuyển mục đích sử dụng đất chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch.

Ví dụ, người dân có đất nông nghiệp đề nghị chuyển mục đích sử dụng nhưng nếu nơi đó được quy hoạch làm công viên, đất công cộng thì người dân không được chuyển mục đích sử dụng đất vì vướng quy hoạch.

“Để phục vụ cho quá trình phát triển thì phải có quy hoạch. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy hoạch gặp khó khăn về nguồn lực hoặc bất cập trong quy hoạch, tôi cho rằng cần phải xem xét xét điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người dân”, ông Nguyễn Toàn Thắng nêu ý kiến.

Theo: http://saigondautu.com.vn

 

 

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời