Định hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2045

Định hướng điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2045 tại TP.HCM được Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết vào ngày 14-12.

Tại hội nghị ” Định hướng nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2045”. Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đến dự và phát biểu chỉ đạo.

»  Xem thêm: Gỡ vướng quy hoạch cho người dân

Định hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2045
Định hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2045

Tập trung vấn đề ưu tiên, cốt lõi:

Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết:

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, từ năm 2017, sở đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2045.

Đến nay, công tác xây dựng đầu bài nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP đã cơ bản hoàn tất, chuẩn bị trình lãnh đạo TP.

Cơ sở khoa học lập nhiệm vụ đầu bài điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM với những chủ trương, định hướng nổi bật là:

  • Phát triển TPHCM thành đô thị thông minh;
  • Phát triển Khu đô thị sáng tạo phía Đông.
  • Phát triển Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Các nội dung được trình bày qua 7 chuyên đề nghiên cứu, gồm:

  • Nguồn lực và động lực kinh tế – xã hội.
  • Đặc trưng đô thị – chất lượng sống – di sản.
  • Liên kết phát triển trong vùng đô thị lớn.
  • Cấu trúc và mô hình phát triển TP.
  • Mô hình TOD và tăng cường năng lực giao thông nội đô.
  • Nâng cấp và phát triển hạ tầng kỹ thuật.
  • Thích ứng biến đổi khí hậu, quản lý ngập.

Ông Nguyễn Thanh Nhã nói:

Chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo TP về việc chúng ta đối mặt với rất nhiều vấn đề.

Nếu chỉ một lần điều chỉnh sắp tới với thời hạn 2040 – 2045 và tầm nhìn 2070, với nguồn lực, điều kiện hiện nay chắc chắn không thể giải quyết hết.

Do vậy cần tập trung vào những vấn đề ưu tiên nhất, cốt lõi nhất và phù hợp với điều kiện của TP hiện nay để nghiên cứu đi sâu vào điều chỉnh.

Ông Lưu Đức Cường, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, thuộc Bộ Xây dựng, cho biết:

Việc điều chỉnh quy hoạch này đang ở bước trình Thủ tướng Chính phủ về mặt chủ trương.

Thủ tục sẽ phải qua Hội đồng thẩm định mà Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phải đến 2019 mới triển khai đồ án.

Nhận xét về cách làm, ông Cường nói, đối với đô thị lớn như TPHCM, nên có thêm một bước là lập báo cáo rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch hiện nay.

Trên cơ sở đó nhận diện ra việc nào đã làm được, việc nào chưa làm được, để từ đó xác định những vấn đề cần điều chỉnh trong lần lập quy hoạch mới này. Chỉ khi có báo cáo đầy đủ thì mới đi vào bước lập nhiệm vụ.

PGS-TS Tôn Nữ Quỳnh Trân đặt vấn đề:

TPHCM đang phát triển, vấn đề bảo tồn di sản cần được đặt ra. TPHCM hình thành hơn 300 năm, vùng đất hình thành không chỉ là của người tại chỗ mà còn từ những người nhập cư, hội tụ rất nhiều tinh hoa văn hóa của nhiều nơi, không những của người Việt Nam mà còn của người nước ngoài, do đó di sản ở TPHCM rất lớn.

Muốn giữ gìn, không chỉ trách nhiệm của một ai mà chung của mọi người, không phải chỉ của lãnh đạo mà là của toàn xã hội.

TP tiến hành đánh giá hiện trạng, tình hình quản lý, thực hiện quy hoạch chung
TP tiến hành đánh giá hiện trạng, tình hình quản lý, thực hiện quy hoạch chung

Chia nhỏ dự án, nhiều nhà đầu tư cùng tham gia:

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết:

Giao nhiệm vụ đến đầu năm 2020 phải có sản phẩm cơ bản, đồ án cụ thể.

Đây là công việc hết sức quan trọng, bởi TP có phát triển bền vững hay không, phát triển nhanh hay không tùy thuộc rất lớn vào quy hoạch.

TPHCM qua 43 năm phát triển, đạt được nhiều thành tựu, trong đó vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển TP.

Tuy nhiên, thời gian qua những hạn chế, thiếu sót của TP cũng bộc lộ trong quy hoạch; công tác quản lý điều hành của TP còn nhiều bất cập.

Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến khẳng định:

Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch TPHCM lần này dựa trên mục tiêu TPHCM phát triển nhanh, bền vững.

Vì vậy, quy hoạch phải khả thi, trong đó đối với doanh nghiệp phải hấp dẫn, đối với xã hội phải có sự đồng thuận, đến lúc này không còn câu chuyện “quy hoạch trên giấy”.

Mặt khác, quy hoạch phải mở, không nên căn cứ vào địa giới hành chính quận, huyện.

TPHCM sẽ có quy chế quản lý chặt quy hoạch:

Quản lý chặt quy hoạch để đưa quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống, tránh tình trạng quy hoạch “treo” vừa gây lãng phí xã hội, vừa ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân.

Khi đã thống nhất đồng thuận về quy hoạch thì mời gọi đầu tư, nếu không thì phải điều chỉnh, không để kéo dài.

Đặc biệt, quy hoạch phải cập nhật được những định hướng phát triển của TP như phát triển đô thị thông minh, quỹ đất phát triển đô thị sáng tạo, phát triển logistics, trở thành trung tâm tài chính quốc tế… để định hình những quỹ đất phát triển cho đúng tiềm năng, thế mạnh của TP.

Nêu lên thực trạng “quy hoạch treo”, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến chỉ rõ:

Một số dự án đã gây bức xúc cho người dân như dự án rạch Xuyên Tâm, bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, Vành đai 3…

Trách nhiệm của UBND TP là phải thay đổi cách làm. Ví dụ như dự án Công viên Sài Gòn Safari (Củ Chi) có diện tích khoảng 426 ha, nếu cứ giao cho một chủ đầu tư thì rất khó.

TP sẽ suy nghĩ cách làm, tách những dự án bồi thường, dự án phúc lợi xã hội để Nhà nước thực hiện, còn những phần dịch vụ sẽ tính toán chia nhỏ để chọn lựa những nhà đầu tư.

Thực trạng quy hoạch treo cần được xử lý
Thực trạng quy hoạch treo cần được xử lý

Theo: http://saigondautu.com.vn

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời