Đất Hóc Môn có sốt không khi đề xuất này trở thành hiện thực?

Đất Hóc Môn có sốt không khi mà đề xuất nghiên cứu lại ý tưởng của các nhà quy hoạch về định hướng phát triển đô thị chủ đạo của Tp.HCM trước đây vừa được Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) gửi lên UBND Tp.HCM. Theo đó, HoREA cho rằng nên phát triển TP về hướng Tây Bắc, nơi có địa hình cao, đó chính là khu vực Gia Định – Củ Chi.

» Xem thêm: Định hướng phát triển khu Tây Bắc TP. HCM

» Xem thêm: Chính Chủ cần tiền bán gấp 401m2 đất thổ cư thuộc khu dân cư hiện hữu

Đất Hóc Môn có sốt không khi đề xuất này trở thành hiện thực?
Đất Hóc Môn có sốt không khi đề xuất này trở thành hiện thực?

Đất Hóc Môn có sốt không khi đề xuất này trở thành hiện thực?

Vì sao HoREA cho rằng nên phát triển TP về hướng Tây Bắc:

Lý giải về đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA phân tích, Tp.HCM nên điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo này để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Về mực nước biển:

Về phần mực nước biển vẫn đang có xu hướng dâng lên cao, trong khi Tp.HCM là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi phần lớn diện tích TP thuộc khu vực thấp.

Về địa hình:

Người đứng đầu HoREA dẫn chứng, TP.HCM là địa phương có địa hình thấp với độ cao chỉ từ 0,5m (tại huyện Nhà Bè, Cần Giờ) đến khoảng 32m (tại đồi Long Bình, quận 9). Vùng trũng thấp của thành phố nằm về phía nam – tây nam – đông nam thành phố, thuộc địa bàn các quận, huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7, quận 8, quận 2 và một phần quận 9.

Địa hình cao dần về phía bắc – đông bắc – tây bắc, bao gồm các quận, huyện: Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp cùng với một phần quận Thủ Đức và quận 9.

Vì sao nên phát triển TP về hướng Tây Bắc
Vì sao nên phát triển TP về hướng Tây Bắc

Tình trạng thoát nước tại TP:

Việc thoát nước cho TP cũng gặp nhiều khó khăn do hệ thống sông Sài Gòn hoạt động theo chế độ bán nhật triều. Theo đó, chỉ cần nước biển dâng thêm 0,5m thì rất nhiều khu vực của Tp.HCM sẽ bị ngập nước.

Nhận định của Chủ tịch HoREA: 

Theo ông “Trong thời gian qua, thành phố đã phát triển rất mạnh về hướng biển, hướng nam – tây nam –  đông nam, nên vô hình trung đã tác động đến hướng thoát nước tự nhiên. Bên cạnh đó là việc quản lý chưa thật chặt chẽ hệ thống mốc cao độ, cốt san nền cũng là mặt còn hạn chế, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước.

Để thành phố phát triển bền vững, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh bổ sung hướng quy hoạch phát triển đô thị về vùng đất cao của thành phố, đó là khu vực Gia Định – Củ Chi cũ (một phần Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, nhất là khu vực quận 12, Hóc Môn, Củ Chi), mà thành phố đã có quy hoạch phát triển Khu đô thị – công nghiệp Tây Bắc trên địa bàn huyện Hóc Môn – Củ Chi với quy mô lên đến 9.000 ha. Hiệp hội cũng rất hoan nghênh ý tưởng về đại lộ ven sông Sài Gòn từ Bến Súc, huyện Củ Chi qua huyện Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh về quận 1”.

Xây dựng đề án làm đại lộ ven sông Sài Gòn:

Ông Châu cũng cho biết, về việc làm đại lộ ven sông Sài Gòn hiện đang có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại vì cho rằng đây là trục đường hướng tâm sẽ khiến tình trạng ùn tắc giao thông nặng nề hơn, nhưng thực chất khái niệm “đại lộ” chỉ là đường đô thị.

Tại Tp.HCM, bên cạnh các tuyến đường vành đai 2, 3, 4, còn có nhiều tuyến đường trục hướng tâm đã được xây dựng, đưa vào khai thác và đang phát huy hiệu quả giao thông. Chẳng hạn như các tuyến đường sau: đại lộ Đông – Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt), trục đường Bắc – Nam (đường Nguyễn Hữu Thọ), trục quốc lộ 22 nối với đường Trường Chinh – Cộng Hòa – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Vì thế ông Châu cho rằng, nếu được đưa vào quy hoạch và có lộ trình triển khai, thực hiện phù hợp thì đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ trở thành tuyến đường song song với quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) kết nối bằng tỉnh lộ 8 và các đường ngang khác. Sự kết nối này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực phía tây bắc TP, từ đó lan tỏa sang các huyện Thuận An, Bến Cát của tỉnh Bình Dương; huyện Đức Hòa của tỉnh Long An và huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh.

Đề án làm đại lộ ven sông Sài Gòn
Đề án làm đại lộ ven sông Sài Gòn

Định hướng phát triển khu vực Tây Bắc TP. HCM:

Một trong những định hướng đã được Tp.HCM cân nhắc đó là thúc đẩy mang tính đột phá đưa khu vực tây bắc phát triển du lịch, nông nghiệp kỹ thuật cao và đô thị hiện đại. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của khu vực này hiện vẫn là vấn đề kết nối hạ tầng giữa khu vực này với trung tâm Tp.HCM và vùng lân cận.

Tại khu vực cửa ngõ tây bắc, hệ thống giao thông đang phát triển với tốc độ rất chậm. Đây cũng là lý do giải thích vì sao nhiều nơi dù rất gần trung tâm Tp.HCM như Hóc Môn, Củ Chi vẫn chậm phát triển.

Đối với các khu vực nằm về hướng tây bắc, hiện TP cũng đang xúc tiến triển khai nhiều dự án đường hướng tâm, trong đó có quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15… Trong đó, nút giao thông An Sương (quận 12) được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ tây bắc hiện đang được gấp rút thi công. Khi hoàn thiện, công trình này được kỳ vọng sẽ giúp thông thoáng trục đường huyết mạch từ Tp.HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và ngược lại.

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời