Tương lai của 5 huyện TP.HCM sẽ đi đến đâu?

Tương lai của 5 huyện TP.HCM sẽ đi đến đâu? Đó là câu hỏi cũng là những thắc mắc, trăn trở của lãnh đạo và người dân TP. Hồ Chí Minh.

Vậy trong tương lai để biết được những huyện vùng ven của TP.HCM phát triển như thế nào các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Xem xét cho chuyển mục đích đất ở nơi quy hoạch

Hội nghị về sự phát triển trong tương lai của 5 huyện TP.HCM
Hội nghị về sự phát triển trong tương lai của 5 huyện TP.HCM

Tương lai của 5 huyện TP.HCM sẽ đi đến đâu?

 Ngày làm việc thứ 2 của hội nghị Thành ủy TP.HCM sáng 30-11, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề tương lai phát triển của 5 huyện thuộc TP.HCM đến năm 2030.

Tương lai của 5 huyện TP.HCM sẽ đi đến đâu? Nói nôm na là huyện thì phải có nhiều diện tích đất làm nông nghiệp nhưng các huyện còn nhiều đất để làm nông nghiệp không?”- Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu câu hỏi để hội nghị chia sẻ.

Huyện Củ Chi :

Theo Bí thư Nhân, huyện Củ Chi có diện tích 43 nghìn ha, trong đó có 14 nghìn ha đất nông nghiệp (chiếm khoảng 32% tổng diện tích).

Theo dự báo đến năm 2025 chỉ còn 4% tổng số hộ dân làm nông nghiệp.

Huyện Hóc Môn:

Diện tích đất của huyện gần 11 nghìn ha, đất nông nghiệp là 2,2 nghìn ha (chiếm hơn 21% tổng diện tích).

Đến 2025, dự kiến chỉ có 0,6% số hộ dân Hóc Môn còn làm nông nghiệp, dự kiến có khoảng 1.200 người làm nông nghiệp, đến năm 2030 chỉ còn 619 người làm nông nghiệp.

“Như vậy lúc đó gọi là huyện hay là gì, sao còn gọi là huyện khi huyện phải có nông thôn, nông thôn phải có nông nghiệp” – Bí thư Thiện Nhân nói.

Huyện Bình Chánh:

Huyện có diện tích 25 nghìn ha, đất nông nghiệp khoảng 7,9 nghìn ha, chiếm 31% tổng diện tích.

Đến năm 2025 số hộ còn làm nông nghiệp chỉ là 0,4% tổng số hộ. Năng suất nông nghiệp thấp nhất so với công nghiệp và dịch vụ.

“Vậy đóng góp của người làm nông nghiệp ở Bình Chánh so với kinh tế của huyện là gì? Không đáng kể. Chúng ta làm gì với tình trạng này?

Bình Chánh đang chịu áp lực lớn nhất trong việc giữ tỉ lệ đất nông nghiệp và tỉ lệ người làm nông nghiệp” – Bí thư Nhân nêu vấn đề.

Huyện Nhà Bè:

Đến năm 2025 huyện chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp, tỉ lệ là 0,1%.

Dự báo đến năm 2030, Nhà Bè không còn hộ nào làm nông nghiệp. Như vậy về cơ cấu đất thì Nhà Bè không còn là huyện nữa.

Vậy trong các huyện có thể lên quận thì Nhà Bè có thể lên sớm nhất.

Huyện Cần Giờ:

Đất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện Nhà Bè chiếm 60% tổng diện tích, đến năm 2025 còn khoảng 3 nghìn hộ làm nông nghiệp, chiếm tỉ lệ 18% số hộ.

“Đây là bài toán đặt ra với quy hoạch của TP. Từ đây đến hết tháng 12-2019, lãnh đạo các huyện cần ngồi lại với các sở Nông nghiệp, sở Công thương, sở Kế hoạch – đầu tư bàn định hướng trong 10 năm tới chọn kinh tế nào là trọng tâm, khi nào đủ điều kiện lên quận. Như vậy sau năm 2030, có lẽ chỉ còn Cần Giờ chắc chắn vẫn là huyện, còn 4 huyện còn lại sẽ phải tính và nếu thấy cần thiết thì phải có lộ trình 10 năm để huyện thành quận”.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đồng thời lưu ý TP cần có quy hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp để bảo đảm thu được ngân sách từ nguồn lực đất đai và ngăn chặn hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất bất hợp pháp.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời