Bảo tồn các công trình kiến trúc cổ tại TP HCM

Bảo tồn các công trình kiến trúc cổ tại TP HCM hiện nay đang gặp nhiều thách thức. Vậy cần phải làm gì và có những giải pháp nào để bảo tồn các công trình kiến trúc tại TP.HCM?

»  Xem thêm: Chùa Vĩnh Phước – công trình kiến trúc của Ni giới Phật giáo

Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc tại TPHCM
Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc tại TPHCM

Hội thảo Không gian di sản:

Hội thảo không gian di sản do Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc tổ chức, diễn ra vào ngày 27-11 tại TP HCM, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, đại diện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, bảo tồn di sản.

Các ý kiến tại hội thảo thẳng thắn nhìn nhận và phân tích các áp lực từ nhu cầu phát triển thành phố tác động đến hoạt động bảo tồn, khiến việc bảo tồn các giá trị về kiến trúc cảnh quan gặp nhiều thách thức.

Với hiện trạng nhiều công trình di sản “bốc hơi lên trời” như cách nói của nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến, do các tòa cao ốc mọc lên, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc tại TP HCM càng trở nên cấp thiết.

Tìm giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ tại TP.HCM:

Hội thảo tập trung thảo luận về giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Một số trường hợp điển hình được đề cập gồm Bảo tàng Lịch sử TP HCM, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, biệt thự Phương Nam (góc Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP HCM) và một số công trình có giá trị lịch sử và văn hóa khác.

Ngôi biệt thự cổ 110 - 112 Võ Văn Tần
Ngôi biệt thự cổ 110 – 112 Võ Văn Tần

Với biệt thự cổ Phương Nam:

Nhiều chuyên gia khẳng định đã có kế hoạch trùng tu phù hợp theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Theo chia sẻ của Nicolas Viste (chuyên gia nghiên cứu các dự án bảo tồn và văn hóa đến từ Ý), biệt thự cổ Phương Nam hiện nay gặp một số thiệt hại đáng kể.

Trong đó, mái nhà xuống cấp dẫn đến việc ngấm nước bên trong tầng trên, gây ra hư hỏng và ẩm tường làm thiệt hại các bức tranh trang trí. Tổng thể cấu trúc mái cần được ưu tiên phục dựng toàn diện để bảo tồn tính toàn vẹn của biệt thự.

Loạt hư tổn thứ hai là ban công và cấu trúc kim loại do tiếp xúc trực tiếp với nước. Phục dựng chúng là một nhiệm vụ đòi hỏi sự kết hợp tinh tế và hoàn hảo giữa các cấu kiện kim loại và vật liệu chống thấm.

Các chi tiết thay đổi chủ yếu là do thiếu bảo trì, sử dụng bất cẩn và do trang thiết bị. Sàn cũng có những hư hỏng như gạch vỡ và bị khuyết. Cửa ra vào, cửa sổ, các điểm nhấn trang trí trên mặt tiền hoặc các không gian bên trong đều hư hỏng.

Sau 3 năm nghiên cứu, phân tích, đánh giá, các chuyên gia bảo tồn di sản văn hóa trên thế giới sẽ bắt đầu tiến hành trùng tu ngôi biệt thự này dựa trên tinh thần phục dựng những giá trị di sản cũ.

Ước tính, công trình này sẽ mất 3 năm để thực hiện phục hồi hoàn toàn sự lộng lẫy như thiết kế ban đầu.

Theo: nld.com.vn

Bài hay

Bãi bỏ quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng

Bãi bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây …

Trả lời